Cùng tìm kiếm những dưỡng chất và vitamin giúp cải thiện chiều cao tối ưu cho bé nào! Nhu cầu chọn sữa giúp bé trên 1 tuổi tăng trưởng chiều cao được các mẹ băn khoăn và tìm kiếm nhiều hiện nay, Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia có chiều cao trẻ thấp nhất.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), chiều cao đạt được lúc 3 tuổi sẽ quyết định chiều cao của trẻ sau này khi trưởng thành. Nếu chiều cao trẻ đạt được lúc 3 tuổi là 85,3cm thì chiều cao khi trưởng thành ước tính là 158cm; trẻ 3 tuổi cao 94,5cm thì chiều cao khi lớn ước tính cao 170,9cm. Do vậy phụ huynh muốn con phát triển chiều cao tối đa thì cha mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, tập luyện của con ngay từ khi còn nhỏ.
Tham khảo thêm:
Những loại sữa công thức giúp phát triển chiều cao và trí não cho bé trên 1 tuổi.
Những loại sữa công thức giúp phát triển chiều cao và trí não cho bé dưới 1 tuổi.
Chiều cao của bé phụ thuộc vào những yếu tố nào
- Yếu tố Gen di truyền: Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chiều cao trung bình người Việt từ 20 – 24 tuổi với nam là 163,7cm, với nữ là 153cm. Trong đó yếu tố Gen di truyền quyết định khoảng 23% và yếu tố này không thể thay đổi được.
- Yếu tố dinh dưỡng: Theo thống kê, yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất để quyết định chiều cao, chiếm khoảng 32%.
- Yếu tố rèn luyện thể thao: Quyết định 22% chiều cao của một người.
- Các yếu tố khác: Do các yếu tố nội ngoại cảnh như môi trường sống như giấc ngủ, không khí, tiếng ồn, trạng thái cảm xúc, tâm lý, stress…
Những cách cải thiện tăng chiều cao cho bé
- Chọn sữa công thức phù hợp, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chế độ ăn tối ưu nhất cho bé ở giai đoạn vàng.
- Xây dựng chế độ rèn luyện thể thao với những bài tập tăng chiều cao tốt nhất cho bé: Bơi lội, tập xà, bóng đá, bóng rổ, nhảy cao, nhảy dây…
- Tạo cho bé môi trường sống trong lành và thoải mái nhất để phát triển tốt, tâm lý tốt.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, tắm nắng tổng hợp vitamin D tự nhiên qua da, ăn và chơi hợp lý, ngủ sớm, đủ giấc.
Những chất dinh dưỡng thực phẩm và vitamin nào giúp bé tăng chiều cao tốt
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng chất đạm, chất béo, bột đường , canxi và các vitamin, khoáng chất như vitamin A, D, K, kẽm, I ốt… trong đó có các loại dưỡng chất tốt nhất giúp bé phát triển chiều cao:
Chất đạm giúp tăng chiều cao cho bé:
- Chất đạm có vai trò quan trọng trong tăng trưởng và phát triển chiều cao ở trẻ em.
- Chất đạm được cơ thể bổ sung cho các tổ chức da, móng, tham gia vào việc vận động, cử động của cơ thể, vận chuyển và chuyển hóa các chất.
- Chất đạm có sẵn trong các loại thịt từ gia súc, gia cầm như thịt, gà, vịt, thỏ, thịt muối, cá, phô mai… Chất đạm cũng có trong cây trồng như lúa gạo, lúa mạch, rau, đậu tương, hạt, rễ và nấm rơm.
Canxi giúp tăng chiều cao cho bé:
- Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo và phát triển của hệ xương, đưa cơ thể đạt đến chiều cao tối ưu, cho hệ xương chắc khỏe và chống loãng xương.
- Những loại thực phẩm giàu canxi gồm sữa, phomat, các sản phẩm của sữa, hải sản như tôm, tép, cua, cá nhỏ ăn cả xương, canxi từ các loại rau lá có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau cải…, các loại đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ…Ngoài ra còn có trong các loại các thực phẩm chức năng.
Vitamin D giúp tăng chiều cao cho bé:
- Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong phát triển xương và tăng chiều cao.
- Nguồn cung cấp vitamin D ở người chủ yếu là qua da, cung cấp tới 80-85% nhu cầu vitamin D, theo thống kê nếu được phơi nắng đầy đủ thì cứ sau 3 giờ 1cm2 da sẽ giúp sản xuất ra 18 UI vitamin D3 tự nhiên.
- Vitamin D3 còn có trong các nguồn thức ăn động vật như gan cá, nhiều nhất là cá thu, cá ngừ. Ngoài ra còn có trong các loại các thực phẩm chức năng.
Vitamin K2 giúp tăng chiều cao cho bé:
- Vitamin K2 là một loại vi chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Bằng cách bổ sung hợp lý vitamin K2 sẽ giúp kích hoạt quá trình tạo xương ở trẻ.
- Vitamin K2 được tìm thấy nhiều trong thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, trứng, sữa, các sản phẩm lên men như pho mát, sữa chua, váng sữa. Ngoài ra còn có trong các loại các thực phẩm chức năng.
Bổ sung sữa và dinh dưỡng giai đoạn nào giúp bé cải thiện phát triển chiều cao tốt nhất
Giai đoạn mang thai:
Giai đoạn mang thai được xem là một trong những giai đoạn khá quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao ở trẻ. Nếu các mẹ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất (canxi, chất bổ, DHA…) và có chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chiều cao của bé sẽ phát triển khoảng 30-50cm.
Giai đoạn 0-12 tháng:
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh 1000 ngày đầu đời chính là giai đoạn vàng hỗ trợ phát triển chiều cao và thể chất tốt nhất. Theo thống kê trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo. Nếu trẻ được bổ sung dinh dưỡng đúng cách thì sẽ quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ ở tương lai.
Giai đoạn trẻ nhỏ từ 0-12 tháng tuổi đạt tốc độ phát triển nhanh nhất so với mọi giai đoạn khác. Nế trẻ có cân nặng gấp đôi cân nặng sơ sinh trong 4-5 tháng đầu đời và gấp 3 lần cân nặng sơ sinh vào cuối năm thứ nhất thì tới ngày sinh nhật đầu tiên chiều cao của trẻ đã tăng gấp rưỡi so với chiều dài khi sinh.
Trẻ dưới 2 tuổi cũng là giai đoạn diễn ra sự chuyển tiếp của ché độ dinh dưỡng từ sữa sang ăn dặm và sau đó dần chuyển sang ăn bữa ăn chính cùng gia đình, giai đoạn này trẻ cũng dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vì vậy cần chú ý bổ sung dinh dưỡng và thực phẩm tốt để tăng miễn dịch đề kháng cho trẻ trong giai đoạn này.
Giai đoạn 1-3 tuổi:
Sau 2 tuổi, tốc độ tăng trưởng chậm dần và không quá nhanh, ước tính khoảng 6,2cm mỗi năm, mật độ xương cũng tăng lên khoảng 1% một năm. Giai đoạn này nếu vẫn được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho sự phát triển chiều cao ở lứa tuổi dậy thì.
Giai đoạn dậy thì:
Lứa tuổi dậy thì là lứa tuối từ 12-18 tuổi. Ở giai đoạn này tốc độ tăng trưởng nhanh cả về chiều cao, cân nặng. Tốc độ tăng trưởng chiều cao mà trẻ có thể đạt được đỉnh điểm là tăng khoảng 10-15 cm/năm và sẽ tự giảm dần sau đó. Tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần tới khoảng 15 tuổi ở nữ giới và tới khoảng 17 tuổi ở nam giới. Sự phát triển của hệ xương sẽ tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho tới qua giai đoạn vị thành niên.